Đá granite là một trong những vật liệu ốp lát phổ biến nhất trong xây dựng. Về mặt bản chất, đá granite sở hữu nhiều ưu điểm hơn các loại đá vật liệu khác, tuy nhiên, độ bền của công trình không chỉ lệ thuộc vào những ưu điểm này mà còn lệ thuộc vào cách thức thi công. Vậy bạn đã biết những điều gì về thi công đá granite? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin cho mình nhé!

1. Những đặc điểm cần biết về đá granite

Thi công đá granite và những điều cần biết

Độ bền của đá granite là điểm nhấn ấn tượng nhất của vật liệu này. Thành phần chính của đá granite bao gồm thạch anh và nhôm oxit (chiếm tới 90%), ngoài ra còn có thêm nhiều oxit khoáng khác như MnO2, FeO, Na2O, K2O…. Hai thành phần chính đều có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng về độ cứng vật liệu (MohS – 2 và 4), chính vì vậy, có thể nói so với các loại đá khác, đá granite là sản phẩm có độ bền cao nhất

Đặc điểm ấn tượng thứ hai về đá granite, đó chính là khả năng chống thấm. Với cấu tạo gồm các tinh thể khoáng với cấu tạo bền chặt, đá granite hầu như không cho nước có cơ hội xâm nhập và thấm qua, làm hư hại kết cấu. Đặc biệt, với cấu trúc phân phiến, dòng đá này còn rất dễ phân cắt, tạo phiến, phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu dùng hiện nay.

Chưa hết, đá granite luôn đi đầu về tính năng chống trơn trượt hiệu quả nhờ độ ma sát tự nhiên đến từ các tinh thể khoáng có cấu tạo không đều nhau. Do đó, với cầu thang hay mặt sàn ngoài trời, đá granite luôn là ứng cử viên sáng giá cho những vị trí thi công đặc thù này.

>>> Xem thêm: Những mẫu đá marble ốp tường đẹp nhất

Với nhiều đặc điểm ưu việt, có thể nói thi công đá granite tương đối đơn giản, tính rủi ro thấp và hiệu quả thẩm mỹ cũng như chất lượng công trình luôn được đảm bảo ở mức cao, chỉ cần chúng ta tuân thủ các bước thi công sau đây:

2. Quy trình thi công đá granite đúng chuẩn

Thi công đá granite và những điều cần biết

Thi công đá granite có thể diễn ra theo mặt dựng (nằm dọc) hoặc mặt sàn (nằm ngang) hoặc phối kết hợp cả hai (thi công cầu thang, nhà bếp). Theo đó, nguyên tắc chung sẽ diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn đá

Lựa chọn đá là khâu đầu tiên trong quy trình thi công đá granite. Với những vị trí thi công khác nhau, sẽ có những đặc thù khác nhau và điều cần quan tâm đó chính là màu sắc và đặc thù thấm nước hay không của công trình.

Về màu sắc, lựa chọn loại đá granite sao cho phù hợp với phong thủy và phong cách chung của ngôi nhà. Theo đó, phần mặt tiền chúng ta sẽ ưu tiên những tông màu chính như đen, trắng ngà, xám, đỏ. Với nhà bếp, màu đen, xám hoặc vàng kem là những lựa chọn ưu tiên. Với phòng khách hay phòng ngủ, những màu sắc trung tính là ý tưởng hàng đầu. Một điều cần lưu ý là với những gam màu sáng hay trung tính, chúng ta có thể đồng nhất màu tường, màu cầu thang, màu sàn nhưng với tông màu tối hoặc đậm như đen, đỏ, nâu, hãy sử dụng ngắt quãng và xem nó như điểm nhấn

Về tính chống thấm, granite có khả năng chống thấm rất tốt, vậy nên bạn có thể thoải mái thi công ở những vị trí thường xuyên có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm, phòng xông hơi. Tuy nhiên để tăng chất lượng công trình, bạn nên chọn những phiến đá có độ dày lớn hơn một chút, tầm 1,5-3cm là phù hợp.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ trong thi công đá granite bao gồm:

– Keo dán chuyên dụng

– Chà ron

– Mũi khoan

– Bay

– Nêm, húc

– Khác

Bước 3: Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng trước khi thi công đá cần đảm bảo độ sạch sẽ, không có đinh, không có vết giấy dán tường, bằng phẳng, đã được lấp đầy các lỗ đinh để phòng côn trùng. Đặc biệt, độ phẳng bề mặt không nên chênh quá 2-5mm để đảm bảo độ đồng nhất và bền đẹp cho bề mặt đá sau thi công.

Bước 4:  Thi công đá granite

Để thi công đá granite, chúng ta cần tuân thủ theo trình tự sau: đầu tiên là dùng mũi khoan khoan lỗ để gắn các bass lên tường, đồng thời cũng tiến hành gắn móc sau khi khoan lỗ. Để làm được điều này, chúng ta cần phải xác định vị trí của bass móc trên phiến đá, sau đó tiến hành cắt xẻ rãnh để tạo khe gắn móc và bass trên phiến đá.

Ngay sau đó, trộn keo dán chuyên dụng và dùng bay để trám, làm khít các khe, lỗ vừa xẻ. Cuối cùng, thực hiện việc gắn các phiến đá lên mặt tường, mặt sàn hoặc mặt tiền, mặt cầu thang và giữ cố định chúng bằng húc và nêm. Sau thao tác này, tiến hành vệ sinh bằng cách chà ron để làm phẳng và đều bề mặt đá sau thi công.

Bước 5:  Hoàn tất

Kiểm tra lại các mối nối, bề mặt đá và độ bám dính của phiến đá sau thi công. Nếu thấy có vấn đề, cần khắc phục ngay bằng cách chỉnh sửa lại nêm, húc hoặc bổ sung keo dán chuyên dụng, sau đó lau sạch bề mặt đá một lần nữa bằng chất tẩy rửa chuyên dụng trước khi bàn giao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thi công đá granite và những điều bạn cần biết. Sau cùng chúc bạn có được công trình bền đẹp cùng đá granite và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo những bài viết của chúng tôi! Trân trọng!