Ngay nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ hiện đại, bất kỳ một kiến tạo nào của thiên nhiên cũng có thể được con người mô phỏng lại một cách hoàn hảo, người ta gọi đó là những sản phẩm nhân tạo và tất nhiên, đá granite cũng không phải là ngoại lệ. Vậy bạn đã biết gì về đá granite nhân tạo? Hãy để datunhiendep.com bổ sung nhiều điều thú vị về nhóm vật liệu này vào kho tàng kiến thức của bạn nhé!
Đá granite nhân tạo được tạo ra như thế nào?
Nếu như đá tự nhiên chú trọng vào khâu gia công, mài giũa, chế biến thì đá granite nhân tạo lại chú trọng khâu phối kết hợp nguyên liệu để tạo ra nó.
Thông thường, đá granite nhân tạo được hình thành qua sự phối trộn của hai thành phần chính: bột đá granite và keo arcrylic (với tỉ lệ 2 : 1). Ngoài ra, để tăng thêm độ cứng, dẻo dai và tính thẩm mỹ, người ta còn ổ sung thêm Alumina Trihydrate và một số chất tạo màu.
Sau khi cân đo nguyên liệu, tất cả sẽ được trộn đều, nung dưới nền nhiệt cao (khoảng 150 độ C) để cho ra thành phẩm. Đá granite nhân tạo thường được tạo ra dưới dạng phiến, kích thước rất đa dạng, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng và nhà sản xuất.
Những điểm cộng và điểm trừ so với đá tự nhiên
Trước hết cần nói về nét tương đồng, đá granite nhân tạo và tự nhiên nhìn chung đều có tính thẩm mỹ cao, độ cứng cực ấn tượng (bởi có đến 2/3 thành phần đá nhân tạo là bột đá tự nhiên) và được sử dụng rộng rãi cho cả công trình trong nhà và ngoài trời. Vậy đâu là sự chênh lệch đến khác biệt của chúng?
Điểm cộng
Khi nói về điểm cộng của đá granite nhân tạo, chúng ta không thể không nhắc đến tính đàn hồi. Với sự góp mặt của keo acrylic (nhựa tổng hợp), đá nhân tạo cho phép thi công trên mọi mặt bằng, kể cả khi chúng có độ vồm hoặc lõm bề mặt (điều mà đá tự nhiên không thể có được). Thêm nữa, tại các mối nối hay bẻ góc, nếu sử dụng đá tự nhiên, chắc chắn bạn sẽ phải dùng đến vật liệu khác để kết nối các phiến đá ở những vị trị này. Ngược lại, với tính linh hoạt tuyệt vời, nếu dùng đá granite nhân tạo thì đây chỉ là chuyện nhỏ.
Ưu thế tiếp theo của đá granite nhân tạo chính là độ bóng. Đá granite tự nhiên có độ bóng không cao, ngay cả khi bạn đánh bóng vật liệu bởi nó gồm nhiều tinh thể rắn với kích thước to nhỏ không đồng đều, tạo bề mặt nhám và ít phản lại ánh sáng. Trong khi đó, nhờ công nghệ phủ bóng cùng sự góp mặt của chất tạo bóng tự nhiên, đá granite nhân tạo có độ bóng đẹp hoàn hảo, khiến không gian trang trí trở nên sang trọng và hiện đại hơn.
Khả năng chống thấm, chống khuẩn là điểm cộng thứ ba của đá granite nhân tạo. Đá tự nhiên bao giờ cũng có những lỗ khí li ti (từ hoạt động phun trào và cô nguội của magma). Đây là môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập ẩm, vi khuẩn, gây huỷ hoại đá. Ở một diễn biến khác, đá nhân tạo có thêm thành phần polime nên có cấu trúc đồng nhất, cô đặc và giúp công trình chống thấm, chống khuẩn cực hiệu quả
Nguồn hàng phong phú cũng là một ưu thế của đá granite nhân tạo. Không giới hạn về nguyên liệu, chủ động trong gia công, chế biến để tạo ra các mẫu mã khác nhau, nhờ vậy mà ngay khi cần, bạn đều có thể tìm kiếm được chủng loại như mong muốn. Bên cạnh đó, đá tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào các mỏ đá, nhà phân phối, nhập khẩu nên việc tìm mua theo ý muốn ắt sẽ khó khăn hơn nhiều.
Điểm trừ
Điểm trừ đầu tiên là về độ cứng. Tuy có độ cứng rất cao (cao hơn cả đá tự nhiên marble) nhưng so với đá tự nhiên, đá granite nhân tạo vẫn lép vế vì có thêm thành phần nhựa tổng hợp. Thêm nữa, khi bị va đập mạnh, đá nhân tạo dễ nứt vỡ bề mặt, độ bóng mất đi và rất khó để phục hồi trở lại theo cách đánh bóng thông thường
Ngoài ra, do có thành phần nhựa nên khả năng chịu nhiệt của đá granite nhân tạo không cao, dễ bắt cháy hoặc biến tính ở nhiệt độ trên 100 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ lại không phải là vấn đề đối với đá granite tự nhiên.
Cách phân biệt đá nhân tạo và đá tự nhiên
Có khá nhiều cách để bạn có thể phân biệt đá granite nhân tạo và đá tự nhiên. Thứ nhất là quan sát bằng mắt thường: mặc dù đá tự nhiên có hoạ tiết khá đồng nhất nhưng nó vẫn mang tính chất ngẫu hứng; ngược lại, đá nhân tạo thường có hoa văn, hoạ tiết lặp lại một cách máy móc, giống nhau đến kì lạ và nếu tinh ý, bạn rất dễ nhận ra sai khác này
Bạn cũng có thể phân biệt hai dòng vật liệu này bằng cách chạm nhẹ và gõ. Đá tự nhiên dẫn nhiệt tốt nên sờ thấy mát lạnh, đá nhân tạo cách nhiệt nên có nền nhiệt cao hơn. Cùng với đó, tiếng gõ khi chạm tay cũng có sự khác biệt: với đá tự nhiên, bạn sẽ nghe thấy âm thanh và vang xa, kéo dài. Với đá nhân tạo, âm thường đục và ngắn.
Trọng lượng cũng là một yếu tố mấu chốt giúp bạn phân biệt hai loại đá này. Thực tế cho thấy: đá tự nhiên bao giờ cũng nặng hơn 1,5 – 2 lần so với đá nhân tạo (bởi tỉ trọng silicat cao hơn tỉ trọng nhựa tổng hợp).
Giá thành của đá granite nhân tạo
Do chủ động trong quy trình gia công, chế biến và sản xuất trên quy mô lớn nên đá nhân tạo bao giờ cũng có giá thành thấp hơn đá tự nhiên (khoảng 20 – 40%). Cụ thể, đá granite nhân tạo thường có giá dao động trong khoảng: 250.000 – 1.400.000 VNĐ/m2 (chưa kể phí vận chuyển, lắp đặt).
Vậy bạn nên mua đá granite nhân tạo ở đâu để có giá thành hợp lý?
Newlando là một trong những nhà phân phối vật liệu xây dựng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phân loại, nhập khẩu, thi công và lắp đặt đá tự nhiên, đá nhân tạo, chúng tôi cam kết:
– Mẫu mã đa dạng nhất
– Sản phẩm chất lượng nhất
– Giá cả phải chăng nhất
– Thi công – lắp đặt nhanh nhất
– Bảo hành uy tín nhất
– Đền bù gấp 100 lần giá trị sản phẩm nếu phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng
Với tất cả những ưu điểm kể trên, bạn có tò mò về http://datunhiendep.com cùng các sản phẩm mà chúng tôi phân phối? Hãy liên hệ ngay: