Có hai nhân tố đặc biệt quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng công trình, đó là chất lượng sản phẩm và quy trình thi công. Vậy bạn đã biết thi công đá tự nhiên đúng cách? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!
1. Tìm hiểu về đá tự nhiên
Đá tự nhiên là vật liệu ốp lát được ưa chuộng nhất hiện nay. Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng, vật liệu thay thế ngày càng đa dạng về chủng loại (nhựa tổng hợp, gạch, xốp, …) nhưng không vật liệu nào có thể “qua mặt” đá tự nhiên về tính thẩm mỹ cũng như độ bền cơ học mà nó mang lại cho công trình theo thời gian.
Các loại đá tự nhiên được dùng phổ biến trong xây dựng bao gồm đá granite (đá hoa cương), đá marble (đá cẩm thạch), đá travertine, đá onyx…. Mỗi loại đá có ưu – nhược điểm khác nhau, phù hợp với những khu vực thi công khác nhau và giá thành cũng khá chênh lệch.
Ví dụ: độ cứng cao nhất thuộc về đá granite và đây cũng là dòng đá có giá thành phải chăng nhất. Độ bóng đẹp, tính thẩm mỹ cao phải kể đến đá marble nhưng vật liệu này chỉ phù hợp trong thi công nội thất vì khả năng chịu lực thấp. Vẻ mộc mạc, hoang sơ phải kể đến đá travertine, một dòng đá có tính ma sát cao với đặc trưng là bề mặt xù xì với nhiều lỗ khí nhỏ. Bên cạnh đó, xét về hiệu ứng ánh sáng huyền ảo, không dòng đá nào có thể so bì đá xuyên sáng onyx với đặc trưng cho ánh sáng xuyên qua.
>>> Click ngay: Đầu tư thiết kế vào đá tự nhiên cho công trình là điều đúng đắn
2. Quy trình thi công đá tự nhiên
Hai cách thi công phổ biến nhất của đá tự nhiên là ốp (dùng cho mặt sàn nằm ngang) và ốp (dùng cho mặt dựng như tường nhà, cột nhà, hàng rào, móng….). Tuy nhiên, nhìn chung, quy trình thi công đá tự nhiên vẫn lần lượt trải qua các bước sau đây:
2.1. Chuẩn bị mặt bằng và vật liệu/vật tư
Khâu chuẩn bị bao gồm chuẩn bị mặt bằng, vật tư và nhân lực.
Về mặt bằng, chúng ta cần khảo sát diện tích thi công, độ chênh lệch giữa các điểm trên lớp nền đồng thời xác định đường ron đá theo bản thiết kế đã được duyệt. Lưu ý, muốn cho việc ốp lát diễn ra thuận lợi, đá bám chắc vào bề mặt thì mặt bằng cần sạch sẽ, không bám bụi, bẩn, gỉ, giấy… và độ chênh lệch giữa hai điểm bất kỳ trên mặt bằng không quá 5mm (vì đá tự nhiên không có tính đàn hồi
Về vật tư, chúng ta cần chuẩn bị keo chà ron, xi măng hoặc keo chuyên dụng hoặc ke móc khoan lỗ chốt cạnh hoặc ke móc tròn để kết nối đá tự nhiên với nền. Đá tự nhiên cần chuẩn bị số lượng với tổng diện tích lớn hơn 10-20% so với diện tích thực tế để phòng ngừa nguy cơ phát sinh.
Ngoài ra, trước khi sử dụng đá tự nhiên, chúng ta nên xử lý chúng bằng vật liệu chống thấm, đây là thao tác đặc biệt quan trọng, vừa tăng độ bền của vật liệu lại vừa giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí vệ sinh, bảo dưỡng
2.2. Thi công ốp, lát
Đầu tiên, chúng ta cần xác định vị trí để đặt viên đá đầu tiên, sau đó, tuỳ theo cách ốp lát dùng vật liệu liên kết là gì sẽ có những hình thức thi công khác nhau:
– Nếu thi công đá tự nhiên bằng xi măng: chúng ta cần trát xi măng lên mặt nền với một lớp mỏng (1-2cm) hoặc trát xi măng trực tiếp lên mặt sau của viên đá và đặt xuống mặt bằng cần bao phủ
– Nếu thi công đá tự nhiên bằng keo chuyên dụng: ta cần hoà keo, sau đó trát keo lên mặt sàn/tường và cả mặt sau của viên đá với bề dày keo không quá 6mm
– Trong trường hợp thi công đá tự nhiên bằng ke móc khoan lỗ chốt thì cần cố định tại các góc bẻ của viên đá. Phương pháp này thường áp dụng với những mặt bằng có dung sai độ phẳng bé hơn 2cm
Khi lắp đặt những viên đá tiếp theo, chúng ta cần kiểm tra độ cong vênh, chênh lệch độ cao giữa các vị trí và điều chỉnh để tạo nên sự cân đối đồng thời không quên kiểm tra độ đặc và khả năng bám dính (nếu dùng keo chuyên dụng hoặc xi măng)
2.3. Chà ron để hoàn thiện
Sau khi đã thi công hoàn thiện, chúng ta chờ cho mối kết nối khô rồi tiến hành chà ron để làm sạch bề mặt.
Như chúng ta đã biết, đường ron được xem là đường liên kết giữa các viên đá, giúp cho công trình tạo thành một thể thống nhất, giảm thiểu tình trạng nứt, vỡ, cong, vênh. Không những vậy, đường ron sạch sẽ còn giúp làm tăng khả năng chống thấm của sàn cũng như tường nhà. Chính vì vậy, đây là khâu cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng khi thi công đá tự nhiên.
Thao tác chà ron bao gồm: vệ sinh và làm ẩm khe đá, dùng keo chà ron đúng tỉ lệ sau đó dùng tấm trét nhựa mềm trét keo đầy mạch sàn nhà. Giữ nguyên trong 10 phút rồi dùng ống nhựa mềm miết keo chà ron vào mạch để lấp đầy. Cuối cùng, vệ sinh bề mặt bằng khăn mềm.
Lưu ý: sau khi chà ron, chúng ta nên tưới nước trên mạch keo sau mỗi 24 giờ (duy trì 2 lần) để làm tăng độ rắn chắc cho công trình.
Trên đây là quy trình thi công đá tự nhiên chi tiết mà datunhiendep.com vừa tổng hợp được. Sau cùng, chúc bạn có được công trình bền đẹp và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của chúng tôi! Trân trọng!